""

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì thì nhanh khỏi nhất?

Bệnh tay chân miệng thường gặp phổ biến ở độ tuổi trẻ nhỏ khoảng 4 tuổi trở xuống. Triệu chứng nhận biết của bệnh là xuất hiện bọng nước ở trên bề mặt da trẻ. Tuy bệnh có thuốc điều trị, nhưng bạn vẫn phải biết các mẹo vặt dân gian để trẻ mau khỏi hơn. Vậy khi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để mau lành. Hãy cùng Eduboston đi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.

Khi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?
Khi trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?

Để hỗ trợ và tăng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh được tốt nhất. Bạn cần tắm cho trẻ với một số loại lá như sau:

Bạn Đang Xem: Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì thì nhanh khỏi nhất?

Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh

Như bạn đã biết, chè xanh được sử dụng làm nước uống thân thuộc với con người. Trong chè xanh có một số thành phần giúp kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng cho da. Do đó, nếu như trẻ bị tay chân miệng bạn có thể sử dụng lá chè xanh để tắm.

Do cơ địa da trẻ nhỏ rất mỏng và khá nhạy cảm nên các mẹ hãy lựa lá chè tươi và rửa sạch với nước. Sau đó đem thả vào nồi nước đang sôi và ủ trong khoảng 15 phút cho lá chè ngấm. Các mẹ chú ý hãy tắm đều đặn cho bé mỗi ngày với lá chè, để giúp bé kháng kháng khuẩn và mau lành vết thương do bọng nước gây ra hơn.

Tắm cho trẻ với lá chè vằng

Tắm cho trẻ bằng lá chè vằng
Tắm cho trẻ bằng lá chè vằng

Xem Thêm : Chảy máu chân răng là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Đối với lá chè vằng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, lá chè vằng còn giúp lành vết thương nhanh hơn và rất phù hợp dùng cho trẻ nhỏ bị tay chân miệng. 

Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm chè vằng kết hợp với lá kim ngân. Đem đun chúng với nước cho đến sôi hẳn, ủ với thời gian 10 phút. Sau đó, hãy pha loãng ra để tắm cho trẻ nhỏ.

Tắm cho trẻ nhỏ bằng rau diếp cá

Diếp cá có đặc tính làm mát, kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu sưng rất tốt đối với con người. Trẻ nhỏ nếu bị tay chân miệng, hãy dùng một nắm diếp cá đem giã nhỏ ra. Sau đó thả vào nồi nước đã được đun sôi để ủ 15 phút và pha loãng ra để tắm cho bé.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị chân tay miệng

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị chân tay miệng
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị chân tay miệng

Để nhận biết dấu hiệu trẻ đã mắc phải chân tay miệng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia nhỏ từng giai đoạn để giúp bạn hiểu hơn.

Giai đoạn 1-2 ngày đầu mắc chân tay miệng

Các dấu hiệu nhận biết ở trẻ khoảng giai đoạn 1-2 ngày bao gồm:

  • Đau cổ họng
  • Có biểu hiện sốt nhẹ
  • Uể oải, mệt mỏi
  • Lười ăn
  • Mắc bệnh tiêu chảy

Giai đoạn 3- 10 ngày trẻ mắc chân tay miệng

Xem Thêm : Thứ sáu ngày 13 là ngày gì? Không nên làm điều gì?

Đây là giai đoạn mà các dấu hiệu đã xuất hiện rõ rệt hơn. Cụ thể như sau:

  • Lở loét miệng: Trẻ sẽ có các vết nhiệt đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc lợi, lưỡi. Vết nhiệt miệng sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc không ngừng.
  • Xuất hiện các phỏng nước: Ở các bộ phận như tay, chân, gối hay mông sẽ xuất hiện các phỏng nước. Tuy chúng xuất hiện chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhưng sẽ để lại các vết thâm sau này.
  • Sốt nhẹ hoặc cao
  • Nôn thốc, nôn tháo

Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ đúng cách nhất khi bị chân tay miệng

Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ đúng cách nhất khi bị chân tay miệng
Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ đúng cách nhất khi bị chân tay miệng

Rất nhiều các bậc cha mẹ thường lầm tưởng bệnh chân tay miệng thì cần kiêng cữ nước. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và khiến bệnh chân tay miệng của các con ngày càng trầm trọng hơn.

Thay vì kiêng cữ, bạn nên vệ sinh toàn thân cho các con đều đặn mỗi ngày. Việc tắm rửa sạch sẽ khiến ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển, giảm tình trạng nhiễm khuẩn trên da.

Tuy nhiên để tắm cho bé đúng cách và tránh nhiễm trùng trên da. Bạn cần chú ý và tắm đúng cách như sau:

  • Khi tắm cho các bé bạn cần lựa chọn nơi kín gió và không nóng hay lạnh quá.
  • Nên đóng cửa nhà tắm để tránh gió lùa vào bên trong.
  • Sử dụng nước có độ ấm vừa phải để tắm cho trẻ.
  • Khi tắm hãy dùng lá tự nhiên hay xà phòng để tắm cho trẻ. Tránh dùng xà bông để tắm cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
  • Dùng khăn bông, mềm có độ thấm hút tốt lau sạch cơ thể trẻ. Tuyệt đối không mặc quần áo khi cơ thể các bé còn ướt.
  • Khi thay quần áo cho trẻ nên lựa chọn bộ thoáng mát và mềm mịn. Tránh lựa chọn quần áo thô cứng gây ra các vết lở loét ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến việc trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Mong rằng qua đây, các mẹ đã biết cách tắm cho trẻ nhỏ đúng cách khi bị chân tay miệng.

Nguồn: https://eduboston.vn
Danh mục: Là Gì

Viết một bình luận