""

Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Một trong những công việc mà các doanh nghiệp phải thực hiện đó là cân đối kế toán. Thông qua bảng cân đối kế toán, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ đưa ra các quyết sách đầu tư phù hợp trong thời điểm đó. Vậy bảng cân đối kế toán là gì? Hãy cùng Eduboston tìm hiểu về loại bảng này ngay dưới đây.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là gì? Đây là báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp nhằm phản ánh một cách tổng quát tất cả tài sản hiện có và nguồn vốn của công ty trong thời điểm hiện tại. Từ bảng cân đối kế toán, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định sử dụng nguồn vốn thích hợp, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bạn Đang Xem: Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Mục tiêu các doanh nghiệp thực hiện bảng cân đối kế toán đó chính là phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp. Người ta ví bảng cân đối kế toán như một bức tranh toàn cảnh phản ánh nguồn lực của một doanh nghiệp, đặc biệt là dịp cuối năm, cuối quý hay cuối tháng. Bức tranh này sẽ quyết định tình hình chi trả thưởng của công ty và nhiều hoạt động khác.

Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là gì?

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Tất cả những tài sản được phản ánh trên bảng cân đối kế toán đều được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó điển hình như vốn nợ, vốn chủ sở hữu,… Mỗi tài sản đều có ý nghĩa riêng cả về mặt kinh tế và pháp lý. 

Xem Thêm : Tìm hiểu khu tập thể là gì? Khu tập thể tiếng Anh là gì?

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:

Phần tài sản

Phần tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán thường mang 2 ý nghĩa cụ thể:

  • Ý nghĩa pháp lý: Phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
  • Ý nghĩa kinh tế: Phần tài sản đã phản ánh quy mô vốn doanh nghiệp. Tài sản này là tài sản hiện có khi lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Phần tài sản doanh nghiệp được tồn tại theo 2 hình thái vật chất và phi vật chất như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định…

Thông qua các thông số được kê khai trên bảng về tài sản, bạn sẽ dễ dàng đánh giá quy mô vốn và mức độ phân bổ vốn doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả không.

Bảng cân đối kế toán tổng quát số liệu về tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán tổng quát số liệu về tài sản, nguồn vốn doanh nghiệp

Nguồn vốn

Nguồn vốn cũng được thể hiện rất rõ trên bảng cân đối kế toán và mang 2 ý nghĩa như sau:

  • Ý nghĩa pháp lý: Nguồn vốn sẽ phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp, chỉ tính tại thời điểm lập báo cáo. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ nắm bắt được phải chịu trách nhiệm phải trả những khoản nợ nào và giới hạn trách nhiệm đối với chủ sở hữu khoản nợ.
  • Ý nghĩa kinh tế: Phản ánh rõ quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, huy động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư doanh nghiệp. Theo đó, bạn sẽ dễ dàng đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của từng doanh nghiệp. 

Xem Thêm : PR là viết tắt của từ gì? Học ngành PR ra trường làm gì?

Bảng cân đối kế toán có rất nhiều tác động tích cực đối với doanh nghiệp. Thông qua bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp sẽ xác định rõ ràng những vấn đề về vốn mà doanh nghiệp gặp phải. Đồng thời, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định sử dụng vốn hợp lý.

Doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Các nguyên tắc trình bày bảng cân đối kế toán

Để thực hiện lập bảng cân đối kế toán, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc được quy định. Cụ thể như sau:

  • Nếu doanh nghiệp hoạt động với chu kỳ kinh doanh 12 tháng: Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc giải quyết dứt điểm trong vòng 12 tháng. Tất cả những tài sản và nợ này đều xếp vào tài sản ngắn hạn.
  • Doanh nghiệp kinh doanh trên 12 tháng: Tài sản và nợ phải trả được lập trên nguyên tắc phụ thuộc vào thời gian thu hồi và giải quyết nợ dưới 12 tháng sẽ là tài sản ngắn hạn. Trường hợp trên 12 tháng sẽ là tài sản dài hạn.
  • Một số trường hợp doanh nghiệp không thể xác định chu kỳ kinh doanh, tài sản và nợ phải trả sẽ tiến hành thanh khoản giảm dần theo thời gian.

Nếu doanh nghiệp không tuân thủ theo đúng những nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán đưa ra đến khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra rất dễ bị phạt. Mức phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ sai sót.

Trên đây, bạn đã biết bảng cân đối kế toán là gì, ý nghĩa của bảng cân đối và nguyên tắc lập bảng. Doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc lập bảng này.

Nguồn: https://eduboston.vn
Danh mục: Là Gì

Viết một bình luận